Núm vú (ti) giả gây nguy hại đến bé yêu nếu mẹ không biết sử dụng đúng cách.
Ngậm núm vú giả sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ: Các bé sớm ngậm núm vú giả thường giảm hứng thú với bú sữa mẹ và giảm thời gian bú mẹ xuống đáng kể.
Tăng nguy cơ viêm tai giữa: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, núm vú giả còn làm gia tăng nguy cơ bé bị viêm tai giữa, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Ngậm núm vú giả sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ.
Bé bị phụ thuộc vào núm vú giả: Khi em bé luôn phải dùng đến núm vú giả để đi ngủ, nếu vì một lí do nào đó mà không có núm vú cho bé ngậm, bé sẽ quấy khóc rất nhiều và khó dỗ dành được.
Dễ lây nhiễm vi khuẩn: Do việc giữ gìn vệ sinh kém hoặc khi núm vú rơi khỏi miệng bé tự nhặt rồi ngậm lại… dễ khiến bé nhiễm khuẩn.
Nhiều trẻ “nghiện” núm vú giả, khi không có thường hay mút tay
Nguy cơ bị các vấn đề về răng miệng: Nếu để bé ngậm qúa lâu, răng bé sẽ bị mọc lệch lạc, biến dạng hoặc xiêu vẹo.
Các mẹ lưu ý: Không chọn núm vú giả là biện pháp đầu tiên, Chọn núm vú liền một khối, làm bằng silicon; Không ép bé ngậm núm vú;
Khử trùng núm vú trước khi cho bé ngậm; Thay núm vú thường xuyên và chọn núm vú phù hợp với tuổi của bé.
Sử dụng núm vú giả vào giờ ngủ ban ngày hoặc giờ ngủ đêm cho đến khi bé được 1 tuổi.
Hầu hết trẻ con sẽ bỏ núm vú giả vào khoảng 2-4 tuổi.
Theo Phunutoday