Dù là một bệnh cần phải điều trị lâu dài nhưng khi trẻ bị tự kỷ thì các bậc phụ huynh nên chăm sóc cho trẻ như thế nào?
Chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị bệnh tự kỷ như thế nào?
Theo các bác sĩ, để có thể điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ thì ngoài việc điều trị của các bác sĩ thì việc chăm sóc từ gia đình cũng hết sức quan trọng để có thể điều trị cho trẻ khỏi bệnh. Nhưng gia đình nên làm gì để có thể điều trị tốt nhất cho trẻ?
Bệnh tự kỷ là bệnh như thế nào?
Theo các bác sĩ thì bệnh tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Bệnh tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
Làm thế nào để có thể chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách?
Khác với việc chăm sóc những trẻ bình thường thì khi chăm sóc trẻ bị tự kỷ, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý một số điểm sau để có thể chăm sóc tốt cho trẻ. Hơn thế nữa, bệnh tự kỷ không giống với bệnh sốt, sởi hay tay chân miệng mà có thể điều trị dứt điểm trong 1 hoặc 2 tuần mà để điều trị bệnh cho trẻ cần 1 quãng thời gian dài và kiên trì của các bậc phụ huynh. Sau đây là những cách để có thể chăm sóc cho trẻ tự kỷ tại nhà:
Hãy làm ngơ khi trẻ nổi cáu:
Hầu hết những trẻ bị tự kỷ thường rất hay nổi cáu. Những trẻ tự kỷ còn nhỏ thường nổi cáu vì chúng không có ngôn từ để nói ra những điều chúng muốn. Lúc này, người lớn nên giả lơ, đợi khi trẻ ngưng nổi cáu mới chú ý đến trẻ và ngợi khen trẻ thật nhiều.
Hãy chú ý đến những “sở hữu” của riêng trẻ:
Trẻ tự kỷ thường khư khư giữ lấy những thông lệ mà chúng tự lập ra như đồ chơi, đồ dùng của bé và thậm chí là những đồ sinh hoạt như bát, thìa hay thậm chí là chỗ ngồi của trẻ.
Do vậy mà các bậc cha mẹ cần phải sắp xếp cho cuộc sống của trẻ có sự trật tự và khuôn phép. Khi còn nhỏ, trẻ cần có những vật riêng như ghế, chén, chỗ ngồi riêng, đồ chơi riêng. Tuy nhiên, cần phải dứt khoát không cho trẻ tiếp tục những thông lệ không hợp lý.
Hãy tâm sự nhiều hơn với trẻ:
Khi trẻ bị tự thường khó khăn khi bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình, khi không bày tỏ được nguyện vọng của mình các em dễ tức giận. Nếu gặp phải trường hợp này cha mẹ hãy làm những việc sau:
+ Hãy cố gắng bằng lời nói, hay giấy bút, cử chỉ, hành động để đối thoại, tâm sự với các em.
+ Hãy thử dùng những từ ngữ đơn giản mà rõ ràng khi yêu cầu hoặc hướng dẫn các em làm điều gì đó. Tuy nhiên phải nói rõ ý kiến để các em có thể hiểu được.
+ Khi nói chuyện với trẻ nên sử dụng những câu nói tích cực, nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Hãy lập cho con một thời khóa biểu ghi lại các công việc phải làm hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, ăn uống, tắm rửa, học bài..
Hãy tạo cho trẻ một môi trường hoạt động thích hợp:
Do trẻ bị tự kỷ thường không biểu đạt lời nói ra bên ngoài vì thế nếu có ai đó muốn tiếp xúc, trò chuyện hay chạm vào các em cũng làm cho các em phải lo lắng. Do vậy mà các bác sĩ nên khuyên các bậc cha mẹ nên:
+ Tập hướng dẫn các em về các giao ước xã hội bằng các trò chơi đóng giả vai này vai kia
+ Nếu trong trường hợp khi các em có những hành động không thích hợp cần phải có hình thức phạt rõ ràng và thường xuyên.
+ Hãy tập cho các em những cách ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép.. qua các tình huống khác nhau.
+ Thường xuyên khuyến khích cổ vũ các em diễn đạt tình cảm với cha mẹ, gia đình, anh em bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt.
Thử thay đổi môi trường sống cho trẻ:
Rất nhiều trẻ tự kỷ thường làm những hoạt động thông thường ở nhà nhưng khi đến nhà người khác, trẻ sẽ không quen và nhất định không làm theo, trong những trường hợp đó, các mẹ phải:
+ Tập cho các em một kỹ năng nhưng trong nhiều môi trường khác nhau.
+ Cần báo và chuẩn bị trước cho các em biết sắp có những thay đổi trong thói quen, môi trường.
+ Nếu trẻ không hiểu hãy giải thích cho các em biết những điều các em cần phải thực hiện bằng nhiều cách như lời nói, hành động, hình ảnh, giấy bút.
Đối với trẻ bị tự kỷ thì mọi phương pháp của cha mẹ áp dụng để dậy dỗ các em là một nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình điều trị cho trẻ. Và nếu kiên trì trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ thì những công sức mà bố mẹ bỏ ra sẽ không thừa đâu nhé.
Theo Phunutoday